Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Viet Nam voi muc tieu don 1 trieu khach Nhat vao nam 2015

(VEN) - 10 năm trở lại đây, lượng khách Nhật Bản tới Việt Nam luôn có xu hướng tăng trưởng tốt. Riêng trong năm 2011, khách Nhật tới Việt Nam đã đạt 481.519 lượt, đứng thứ 3 trong số các thị trường gửi khách hàng đầu. Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu thu hút 1 triệu khách Nhật Bản vào năm 2015.

Từ khóa liên quan

Địa danh thế giới
  • Nhật Bản
Động từ
  • du lịch
  • ưa thích
  • gợi ý
  • mua sắm
Danh từ
  • du khách
  • văn phòng đại diện
  • điểm đến
Tổ chức
  • Tổng cục Du lịch Việt Nam
  • Tổng Cục Du Lịch
  • Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Tên người
  • Lê Tuấn Anh
Từ chuyên môn
  • ẩm thực
  • quan hệ ngoại giao
  • Visa

Tin đọc nhiều

  • Vạch khe đá xem hang cá thần ở Mường Bon - Zing 1639 lượt đọc
  • Ngỡ ngàng rừng nguyên sinh hàng nghìn tuổi trên... cồn cát - Dân Việt 414 lượt đọc
  • Lý Nhã Kỳ cưỡi voi quảng bá du lịch Tây Nguyên - VnExpress 254 lượt đọc
  • Bà cụ có mái tóc dài hơn 5 mét - VnExpress 239 lượt đọc
  • Lạ lùng cuộc bắt chồng lúc nửa đêm của cô gái K'ho - Giadinh.net 232 lượt đọc
  • "Kỳ bí" 2 cây cổ thụ tương truyền gần 800 năm tuổi - Dân Trí 172 lượt đọc
  • Nín thở xem "người chim" bay qua dãy An-pơ - aFamily 136 lượt đọc
  • Phạt tới 40 triệu đồng cho vi phạm trong du lịch - Vietnam Plus 133 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Brazil phấn đấu lọt vào tốp 5 điểm du lịch hàng đầu - Vietnam Plus
  • Khám phá vẻ đẹp của lâu đài Óbidos Castle ở Bồ Đào Nha - Tin tức Du lịch
  • Ngậy giòn bánh sầu riêng chiên ở phố Tô Hiến Thành - aFamily
  • Những hòn đảo xinh đẹp nhất hành tinh - 24h.com.vn
  • Ghé quán bánh cuốn ngon trên đường Lương Thế Vinh - aFamily

Các bài khác

  • Để du khách "mê" nghệ thuật truyền thống - Báo Tin tức
  • Hạ Long (Quảng Ninh) quyến rũ và mới lạ trên trang web nước ngoài - Tin tức Du lịch
  • Đến Hội An xem Tây xắn quần... đi cấy - Dân Trí
  • Giới trẻ "í ới" đi chơi kỳ nghỉ đầu tiên 2012 - Bee.net.vn
  • Tour như vầy làm sao thu hút khách? - SGTT

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Bạch Dương (21/03-20/04)

Bạn nên thẳng thắn giải quyết những vấn đề đang đối mặt thay vì lảng tránh hoặc tìm những lí do thoái thác. Có thể bạn cảm thấy cực oải vì chẳng dễ dàng, nhưng quan trọng nếu cảm giác mọi thứ tốt hơn làm bạn tự tin vào tương lai của mình.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies



Theo ông Vũ Nam, Trưởng phòng Tổng hợp – Thi đua, Tổng cục Du lịch, Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện để du khách Nhật lựa chọn điểm đến. Ông Nam phân tích: điểm ưa thích nhất của khách Nhật là những nơi có phong cảnh đẹp, ẩm thực độc đáo, đa dạng, có những điểm mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là sự thân thiện của người dân bản địa... mà đây là những ưu thế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những thuận lợi khá lớn để thu hút du khách Nhật Bản như: an ninh chính trị ổn định, khoảng cách giữa 2 quốc gia khá gần chỉ với 5 giờ bay thẳng. Hơn thế, với nền văn hóa có nhiều nét tương đồng, mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp cộng với việc khách Nhật sang Việt Nam được miễn visa 15 ngày... đã tạo nhiều cơ hội hơn cho khách Nhật Bản tới Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc chưa có một văn phòng xúc tiến du lịch tại Nhật Bản, thiếu chiến lược tiếp thị và sản phẩm riêng cho thị trường đã và đang là hạn chế lớn cho ngành công nghiệp không khói của Việt Nam phát triển mạnh.
Theo ông Ando Katsuhiro, chuyên gia du lịch của JICA, trong vấn đề quảng bá hình ảnh, việc thành lập Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại Nhật Bản là hết sức cần thiết, bởi người dân Nhật Bản hiện rất quan tâm đến Việt Nam. Ông Ando Katsuhiro cho biết, trong số 15 quốc gia có lượng khách Nhật Bản đến nhiều nhất trên thế giới thì Việt Nam là nước duy nhất chưa có cơ quan du lịch đại diện tại Nhật Bản.
Ông Ando Katsuhiro gợi ý, Việt Nam cần xây dựng một website bằng tiếng Nhật và phải được cập nhật thông tin "theo mùa". "Tôi thấy các bạn có rất nhiều lễ hội theo từng đợt khác nhau, nếu không quảng bá rộng rãi thì sẽ mất đi nhiều cơ hội giới thiệu đến số lượng lớn người quan tâm...".
Về việc định hướng đối tượng khách hàng, nhiều chuyên gia du lịch cũng như du khách Nhật cho hay, Việt Nam có sức hút đặc biệt đối với phụ nữ Nhật Bản nhờ các sản phẩm, dịch vụ như: áo dài, đồ gốm, hàng thủ công mỹ nghệ, spa… Vì vậy, các hãng lữ hành nên tập trung hướng đến người phụ nữ để mời chào dịch vụ trong gia đình Nhật Bản, bởi người phụ nữ thường có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn du lịch; Hơn thế, du khách Nhật rất coi trọng uy tín và danh dự, không thích mặc cả, do vậy ngành Du lịch Việt Nam cần xây dựng, hình thành các điểm mua sắm phục vụ du khách Nhật với những sản phẩm, dịch vụ chào bán được kiểm định và bảo đảm chất lượng tốt đồng thời cần quan tâm đến yếu tố "hậu mãi" để đảm bảo sự hài lòng của khách.
Ghi nhận những gợi ý của các chuyên gia du lịch Nhật Bản, ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Thị trường - Tổng cục Du lịch cho biết, Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang đề xuất thành lập văn phòng đại diện Tổng cục Du lịch Việt Nam tại Nhật Bản, dự kiến vào tháng 9/2012. Nếu đề xuất này được chấp thuận thì văn phòng đại diện tại Nhật Bản sẽ đi vào hoạt động từ quý I năm 2013. Ông Tuấn Anh hy vọng, với nhiều nỗ lực trong việc thu hút khách, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu đón được 1 triệu lượt khách Nhật Bản vào năm 2015 và trở thành 1 trong 5 điểm đến ưa thích của du khách Nhật Bản./.
Thanh Tâm
Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Tan huong mua dong xu tuyet

Đã có một chút lo lắng trước ngày lên đường, khi mà thông tin dự báo thời tiết trước chuyến đi cho biết có khả năng Kokkaido sẽ lạnh -10OC hay hơn nữa và sẽ có cả bão tuyết. Nhưng gần một tuần sống ở xứ tuyết, chúng tôi đã có những ngày vui thật trọn vẹn.

Cảnh sắc khu trượt tuyết ở Rusutsu
Sau một ngày ở Tokyo để dạo chơi, tham quan, mua sắm… chúng tôi bay tới Sapporo, thủ phủ của tỉnh Hokkaido để bắt đầu chuyến du hành trên xứ tuyết vào những ngày lạnh giá của tháng Hai vừa qua.

Tìm về truyền thống

Rời sân bay Chitose, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là làng Shiraoi của người Ainu, dân tộc thiểu số bản địa.

Ở một kotan (làng) kiểu mẫu và cũng là một bảo tàng sống động về lịch sử và văn hóa của người Ainu bên bờ hồ Poroto đóng băng trắng xóa; chúng tôi được xem màn múa iyomante rinse tái hiện nghi thức đưa tiễn linh hồn những con gấu bị săn bắt về trời, màn múa hạc satoruncikap rinse với những động tác rập rờn uyển chuyển, múa kiếm emus rinse đậm chất anh hùng ca; được nghe một khúc dân ca upopo với giai điệu đều đều như cầu kinh, biểu diễn các nhạc cụ truyền thống cùng nhiều nghi thức tế lễ.

Tất cả diễn ra trong một ngôi nhà bên ngoài kết bằng lau sậy, giữa nhà, phía trên cái bục trình diễn là giàn treo những con cá hồi xông khói to tướng, thức ăn mùa đông của người Ainu.

Sau khi thưởng thức những làn điệu dân ca, nghe âm thanh của cây đàn tonkori hình dạng tựa một thanh kiếm gỗ, đặc biệt là tiếng kèn môi mukkuri (mà cách chế tác và thanh âm khá gần với kèn môi của người Mông ở Sa Pa), khách tản ra bên trong khuôn viên ngôi làng, ngắm nhìn bức tượng già làng khổng lồ sừng sững ngoài trời hay vào bảo tàng xem hình ảnh về lịch sử, văn hóa của người Ainu, các loại trang phục, dụng cụ săn bắt thú và hải sản của họ…

Lâu đài Tsuruga năm tầng bằng kích thước nguyên mẫu
Ở đây, khách có thể mua vài món đồ thủ công lưu niệm như những con gấu, con cú… chạm khắc trên gỗ hoặc một nhánh sừng tuần lộc đã được mài nhẵn bóng.

Được xây dựng từ năm 1984, cho tới nay làng Shiraoi đã đón hơn 17 triệu khách tham quan, ngay cả vào những ngày đông giá rét nhất trong bãi đậu xe của làng vẫn có những chiếc xe du lịch 45 chỗ chở đầy khách.

Trước khi rời làng, ai cũng muốn được chụp ảnh chung với dân làng, nhất là với ông Ikuo Yamamaru có bộ râu dài trắng như cước, trông thật đẹp và phúc hậu như một tiên ông.

Là nhân viên của bảo tàng, ông Ikuo Yamamaru cũng là người hướng dẫn du khách tham quan ngôi làng độc đáo này, một hình mẫu của du lịch văn hóa cũng là một phương cách bảo tồn hiệu quả di sản quá khứ.

Bởi từ khi được thành lập, bảo tàng ở làng Shiraoi đã đón nhận đông đảo trẻ em Ainu trên đảo Hokkaido đến học tiếng dân tộc mình (năm 2009, UNESCO đưa tiếng Ainu vào danh sách những ngôn ngữ có nhiều nguy cơ bị mất đi mãi mãi), học các nghi thức truyền thống của tổ tiên, cách dựng những ngôi nhà bằng lau sậy, lá tre hay bằng vỏ cây, học nghệ thuật chạm khắc, làm đồ thủ công… rộng hơn là học cách bảo tồn văn hóa của người Ainu, không để những giá trị quá khứ bị tàn lụi dần theo thời gian.

Vui cùng băng tuyết

Tháng 2 là tháng lạnh nhất của mùa đông Hokkaido nên thứ mà chúng tôi bắt gặp nhiều nhất trong chuyến đi là tuyết và băng.

Tuyết neo từng tảng lớn trên những cột điện, trên thân và cành trụi lá của những khu rừng dọc hai bên con đường dài chúng tôi đi qua; tuyết nhấn chìm những mái nhà, những khu phố, phủ kín những cánh đồng, chặn dòng chảy những con suối, dòng sông suốt hành trình từ làng Shiraoi tới khu nghỉ dưỡng Manseikaku Lakeside Terrace bên bờ hồ Toya, nơi chúng tôi nghỉ đêm đầu tiên ở xứ tuyết, rồi từ đó đi khu nghỉ dưỡng Rusutsu của đêm kế tiếp, cho tới phố cổ Otaru nhô ra bên bờ đại dương và cuối cùng là Sapporo của những đêm còn lại…

Các nhân vật trong phim hoạt hình Toriko và Đảo hải tặc
Nhưng cuộc sống ở xứ tuyết vẫn luôn ánh lên những niềm vui. Người ta kéo nhau tới những khu nghỉ dưỡng để chơi các môn thể thao mùa đông, hưởng thú vui ngồi xe trượt tuyết băng qua những ngọn đồi nhấp nhô nhưng chỉ có một màu của tuyết, điểm xuyết là những mảng xám của rừng cây mùa đông tê tái.

Tiếng cười vang vang trên những khúc quanh, đoạn dốc khi người lái xe trượt tuyết phải ghìm tay lái thật chặt, ngả người ngược lại chiều dốc của con đường quanh co trước mặt.

Người ta ngồi cáp treo băng qua thung lũng, đồi và rừng cây bên dưới, ngắm nhìn cảnh sắc mùa đông trải dài như bất tận, thi thoảng một vài bóng người chơi trượt tuyết băng băng lao xuống từ một sườn núi.

Và không thể bỏ qua một thú vui tuyệt hảo của mùa đông: tắm ở onsen (suối nước nóng thiên nhiên) và tắm kiểu Nhật, nghĩa là hoàn toàn khỏa thân, tuy nhiên bạn đừng vội trợn mắt kinh ngạc: ở những onsen ấy, khu vực của nam và nữ tách biệt hoàn toàn! Không gì sung sướng hơn sau một ngày du hành, chơi các trò chơi mùa đông đến mệt nhoài, chiều về khách sạn tắm onsen, xông hơi và thư giãn trong bể nước nóng trước khi dùng bữa chiều với những đặc sản địa phương ngon lành.

Lễ hội tuyết Sapporo

Khi chúng tôi đến thủ phủ của tỉnh Hokkaido cũng là lúc festival tuyết đang diễn ra. Đây là một sự kiện lớn của mùa đông nước Nhật, được tổ chức hàng năm tại Sapporo vào tháng 2 và thu hút khoảng 2 triệu du khách trong cũng như ngoài nước Nhật.

Cho tới năm 2012, festival tuyết Sapporo đã được tổ chức 63 lần và ngày càng mở rộng về quy mô, càng đông khách tham quan. Điểm nhấn của festival là những tác phẩm điêu khắc bằng băng và tuyết.

Khu thủy cung
Năm nay có khoảng gần 230 bức tượng và điêu khắc nhiều thể loại được trưng bày ở ba điểm khác nhau trong thành phố, nhưng thu hút đông khách tham quan nhất là tại công viên Odori chạy dài giữa khu trung tâm Sapporo, cách khách sạn chúng tôi lưu trú chừng nửa giờ đi bộ.

Khó tưởng tượng nổi các nghệ sĩ, nghệ nhân đã bỏ bao công sức, tâm huyết để làm những tác phẩm đồ sộ nhường ấy. Đó là hình ảnh bằng băng của tòa lâu đài Tsuruga năm tầng, một công trình kiến trúc có từ thế kỷ XIV ở thành phố Aizuwakamatsu (tỉnh Fukushima), nơi từng diễn ra nhiều biến cố lịch sử từ thời lãnh chúa Tokugawa cho tới Thế chiến thứ II.

Đó là cung điện Taj Mahal bằng băng tuyết và màu của tuyết không khác gì sắc trắng cẩm thạch của nguyên mẫu tại xứ Ấn Độ xa xôi. Đó là mô hình y như thật của công trình hoành tráng được dùng làm Bảo tàng bảo vật quốc gia ở Đài Bắc (đảo Đài Loan), nơi lưu giữ hơn nửa triệu cổ vật quý giá.

Và còn rất nhiều hình ảnh quen thuộc với người dân Nhật như khu Disneyland ở Tokyo với các hình tượng quen thuộc như chuột Mickey, chó Pluto, vịt Donald… bằng tuyết; khu thủy cung với những sinh vật biển như cá voi, cá heo, hải cẩu, voi biển… đã gắn bó bao đời nay với người dân đảo Hokkaido; khu trưng bày các nhân vật trong hai bộ truyện manga và phim hoạt hình Toriko Đảo hải tặ c cực kỳ ăn khách tại Nhật cũng như khắp thế giới…

Đêm đến, trong ánh đèn chiếu nhiều màu sắc, những tác phẩm điêu khắc càng rực rỡ và lộng lẫy. Thật là tiếc khi nghĩ đến lúc chúng bị phá bỏ sau khi festival tuyết kết thúc.

Trong thời gian diễn ra festival, người ta còn đến xem cuộc thi trượt tuyết nghệ thuật và cuộc thi điêu khắc quốc tế trên băng lần thứ 39; thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương và nhiều món Hoa, Ấn…

Có thể nói lễ hội tuyết đã biến thành phố Sapporo trở thành một xứ sở của những giấc mơ thần tiên vào mỗi mùa đông dù quãng thời gian ấy không dài, để người ta lại mong ngóng mùa sau, hứa hẹn sẽ có nhiều điều kỳ thú hơn, mới lạ hơn.

Chúng tôi cũng vậy, rời Sapparo ai cũng ao ước sẽ có ngày mình trở lại với xứ tuyết vào một mùa đông không xa…


Theo www.baomoi.com

Thom ngot hu tiu Sa Dec

Ngoài thương hiệu hủ tíu Mỹ Tho, vùng đất chín rồng cũng tồn tại một thương hiệu hủ tíu khác làm mê đắm lòng người - hủ tíu Sa Đéc.

Tọa lạc trên đường Lữ Gia, tấm bảng hiệu hủ tíu Sa Đéc to và trội hơn so với không gian quán khiến không ít người tò mò lẫn ngạc nhiên về thương hiệu hủ tíu Việt thứ hai của vựa lúa lớn nhất nước. Đó là lý do nhiều người sau khi đi ngang phải quay xe lại để thưởng thức cũng như nghe tiếng cười vui vẻ của các cô gái bàn đối diện khi người chủ quán hỏi: "Có đúng vị hủ tíu Sa Đéc không?".

Về ngoại hình, tô hủ tíu Sa Đéc so với "người anh em" không quá khác biệt, như nước dùng trong vắt, phần thịt cũng không đáng kể, song khi đảo nhẹ đũa thì không khó để phát hiện sự khác biệt giữa hai loại hủ tíu này.

Đầu tiên là sợi hủ tíu. Nếu sợi hủ tíu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tíu Sa Đéc lại "ghi điểm" với cọng to, có màu trắng sữa như những hạt gạo. Tạo hình đã lạ, khi thưởng thức còn lạ hơn với cảm giác dai mềm, hơi giòn cùng cái vị ngọt đọng lại khiến người ta không nghĩ đến việc dừng đũa. Đặc biệt là khi những cọng hủ tíu ấy được ướp hương bởi những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.

Nước dùng của loại hủ tíu này cũng cho cảm giác khác hẳn. Nó không có vị ngọt nhờ được tăng cường các nguyên phụ liệu đi kèm hay do mì chính mà là cái ngọt đậm của loại nước được hầm 100% từ xương heo. Như thế, chỉ riêng về nước dùng, món ăn này đã sở hữu một trong những loại nước dùng "vua", lại kết hợp cùng những cọng bánh hủ tíu tươi ngon khiến không một người nào nỡ để sót dù là muỗng nước hay sợi cuối cùng. Song không chỉ đơn giản như thế, nước dùng của món ăn này còn ghi dấu ở độ trong vắt cùng kỹ thuật chế biến sao cho chất lượng, mùi vị từ tô mở hàng đến tô cuối cùng gần như đồng bộ.

Phần thịt đi kèm của loại hủ tíu không có thịt bằm béo mềm mà chỉ đơn giản là miếng phèo non cắt vừa, lát tim heo, lát thịt nạc không mỏng không dày. Tuy nhiên ấn tượng rõ nét nhất là các loại nguyên liệu này trong tô hủ tíu Sa Đéc đậm vị hơn và dễ cảm nhận hơn.




Hủ tíu Sa Đéc ghi dấu với nước dùng trong veo.

Và những sợi hủ tíu màu trắng sữa có kích thước vượt trội các loại hủ tíu khác.

Rau ăn kèm khá đơn giản.

Một thành phần không thể thiếu của hủ tíu Sa Đéc khiến những người con xa quê luôn nhớ trong lòng là keo tỏi, ớt hiểm ngâm giấm. Vị chua, cái giòn, cái cay, độ nồng tỏi, ớt giúp món ăn thanh ngọt và tròn vị hơn hẳn.

Ngoài hủ tíu nước, quán cũng phục vụ hủ tíu khô, bánh canh Sa Đéc với các vị như tôm, thịt, lòng hay thập cẩm với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/tô. Quán bán từ 7h - 21h các ngày trong tuần.

Địa chỉ: Hủ tíu Sa Đéc, số 4 lô 1 khu nhà ở Phú Thọ, đường Lữ Gia, P. 15, Q. 11, TP. HCM.


Theo www.baomoi.com

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Nhung bat ngo thu vi ve xu so chuot tui

Bạn đã từng nghe nói đến văn hóa "bác sĩ bay" độc đáo của đất nước Australia? Hãy cùng khám phá những điều bất ngờ về đất nước tươi đẹp này.
Hàng rào Dingo – hàng rào dài nhất thế giới
Hàng rào Dingo, hay còn có tên "Hàng rào chó", được người Australia xây dựng vào những năm 1880. Nó giúp ngăn chặn những đàn chó Dingo quậy phá xâm nhập vào khu vực đất đai màu mỡ, đồng thời bảo vệ bầy cừu.

Với độ dài hơn 5.000 km, đây là một trong số những công trình dài nhất Thế giới. Hàng rào này đã giúp giảm đáng kể tình trạng đàn cừu bị các loài dã thú tấn công. Tuy nhiên, nhiều đoạn của hàng rào giờ đã bị hỏng hoặc thủng, khiến tác dụng bảo vệ không còn được như trước nữa.
"Bác sĩ bay"
"Bác sĩ bay Hoàng gia" là một dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cấp cứu cho những người sống ở khu vực nông thôn hẻo lánh của Australia. Điều đặc biệt là các "bác sĩ bay" dùng phương tiện di chuyển bằng trực thăng thay vì bằng xe cấp cứu như ở những nước khác.

Tổ chức phi lợi nhuận này chủ yếu cung cấp dịch vụ y tế cho những người không thể tiếp cận bệnh viện hoặc việc chữa trị do khoảng cách xa. Cho đến nay, "bác sĩ bay" đã trở thành biểu tượng văn hóa độc đáo của Australia.
Đất nước có lượng cừu nhiều gấp 5 lần dân số
Vào năm 2000, Australia có xấp xỉ 120 triệu con cừu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của hạn hán liên tục và nhu cầu về len giảm, con số này đã sụt đi khá nhiều.

Hiện nay, Australia là nhà của khoảng 100 triệu chú cừu. Điều đó nghĩa là số lượng cừu ở Australia nhiều gấp 5 lần dân số đất nước này (khoảng 20 triệu người).
Trang trại gia súc rộng lớn hơn diện tích nước Bỉ

Trang trại gia súc Anna Creek ở phía Nam Australia là trang trại gia súc lớn nhất từ trước tới nay trên Thế giới. Trại gia súc Anna Creek trải trên một diện tích khổng lồ rộng 34.000 km vuông.
Điều đó nghĩa là nó thậm chí còn rộng lớn hơn cả nước Bỉ. Trong khi đó, trại nuôi gia súc lớn nhất nước Mỹ chỉ rộng khoảng 6.000 km vuông.
Dãy núi Alps của Australia có nhiều tuyết rơi hơn cả Thụy Sĩ
Vào mùa đông, dãy Alps của Australia có tuyết bao phủ nhiều hơn cả Thụy Sĩ. Dãy núi này là một phần của dãy Great Dividing Range ở phía đông đất nước Australia.

Great Dividing Range gồm một loạt khu đồi và cao nguyên dài 3,500 km, trải qua các bang Queenland, New South Wales và Victoria. Những ngọn núi tuyết ở đây là điểm địa điểm du lịch hút khách của Australia và là nơi lý tưởng cho những người mê các môn thể thao mùa đông.
Rạn san hô lớn nhất Thế giới
Rạn san hô Great Barrier của Australia là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất Thế giới. Nó trải dài 2.000 km trên biển Coral, ngoài khơi Queenland, Australia.

Rạn san hô này bao gồm khoảng 3.000 tảng đá ngầm và 900 hòn đảo. Great Barrier cũng được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 1981.
Nhà hát Opera Sydney

Nhà hát Opera Sydney với kiến trúc độc đáo hình con sò là công trình biểu tượng cho thành phố Sydney nói riêng và đất nước Australia nói chung. Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu nhất của thế kỷ 20, thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Australia từng là nhà tù giam giữ 160.000 tù nhân Anh
Một phần lớn lãnh thổ đất nước Australia đã từng bị nước Anh tuyên bố chủ quyền. Tại đây, đế quốc Anh đã thành lập những vùng lưu đày hàng ngàn tù nhân chính trị và tội phạm.

Khoảng 160,000 người bị kết án được đưa đến Australia trong khoảng thời gian này. Hiện nay, khoảng 20% người Australia có tổ tiên là những người từng bị kết án tù.

Theo www.baomoi.com

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

Festival Van hoa cac dan toc Viet Nam

(VOV) - Festival là dịp tuyên truyền, giáo dục, quảng bá giúp các dân tộc hiểu biết, gần gũi…tăng cường tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong cả nước.
Phát huy văn hóa vì sự phát triển bền vững Khai mạc Tuần lễ Văn hóa phát triển

Ngày 19/4 tới đây, tại Đồng Mô, Hà Nội, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ khai mạc Festival Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Hoạt động thuộc khuôn khổ chương trình kỷ niệm "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" (19/4).

Festival Văn hóa các dân tộc Việt Nam gồm nhiều hoạt động phong phú như: Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện các hoạt động Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4/2009-19/4/2012); Hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; Khai trương chợ vùng cao; các hoạt động trình diễn trò chơi dân gian, thể thao, giải trí…

Điểm nhấn trong Festival Văn hóa các dân tộc Việt Nam lần này là Đêm hội tôn vinh Văn hóa các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của nhiều cộng đồng dân tộc: M'nông, Thái, Mường, H'mông, Ê Đê, Hoa, Tày, Pà Thẻn, Rơ Măm, Chứt, Lô Lô, Giáy… Đêm hội sẽ góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Festival Văn hóa các dân tộc Việt Nam nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, quảng bá giúp các dân tộc hiểu biết, gần gũi và quý trọng nhau hơn, tăng cường tình đoàn kết các dân tộc Việt Nam trong cả nước. Khơi dậy trong lòng đồng bào các dân tộc ý thức tự giác, lòng tự hào, trách nhiệm của dân tộc mình trong ngày tôn vinh văn hóa các dân tộc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc./.

Theo www.baomoi.com

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012

Luat khong ro, kinh doanh du lich vuong tu be

SGTT.VN - Trước yêu cầu bức bách phải giải tỏa những bất hợp lý giữa luật với sự phát triển thực tế của hoạt động du lịch, tổng cục Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung luật Du lịch.

Luật Du lịch được ban hành đầu năm 2006, chưa đầy bốn năm đã nảy sinh quá nhiều vướng mắc không chỉ đối với doanh nghiệp, mà cả với khối đào tạo và các cơ quan nhà nước.

Thiếu hướng dẫn viên biết ngoại ngữ hiếm được cấp thẻ đang là nỗi khó của doanh nghiệp. Ảnh: Lê Quang Nhật

Các doanh nghiệp rất bất bình khi thư phản ảnh liên tục trong ba, bốn năm qua từ các địa phương lên các bộ và tổng cục Du lịch không thấy hồi đáp. Trong luật Du lịch ghi rõ có năm nhóm ngành kinh doanh du lịch là: lữ hành, vận chuyển, lưu trú, phát triển khu điểm du lịch, và kinh doanh du lịch khác. Thực tế hoạt động lữ hành ngày càng phát triển mạnh, nhưng khi doanh nghiệp đi đăng ký kinh doanh lữ hành cho dù nội địa hay quốc tế đều không có mã ngành nên các sở kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) ở mỗi địa phương làm khó theo mỗi kiểu khác nhau. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT-DL) TP.HCM đã có văn bản gửi bộ KH-ĐT nhiều lần đề nghị làm rõ những quy định nhưng không thấy trả lời.

Bà Phan Thanh Trúc, phó giám đốc sở VH-TT-DL Khánh Hòa phản ánh dịch vụ lặn biển đang thu hút nhiều du khách nhưng không có hướng dẫn nào làm căn cứ quản lý. Doanh nghiệp muốn danh chính ngôn thuận kinh doanh loại hình du lịch này thì không có mã số kinh doanh, điều kiện thế nào cũng không rõ. Tỉnh đã làm ba văn bản gửi các bộ và tổng cục Du lịch kiến nghị giải thích, hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, suốt mấy năm vẫn không có trả lời. Đùng một cái, thanh tra giao thông và công an nói rằng có nghị định của Chính phủ về an toàn vận tải hàng hóa đường thủy nên việc đưa người và các dụng cụ, phương tiện đến điểm lặn biển phải có giấy phép của công an về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.

Theo luật, muốn được cấp thẻ hướng dẫn viên (HDV) phải học chuyên ngành HDV, trong khi rất ít trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành du lịch mà lồng du lịch vào một ngành học khác. Còn chuyên ngành HDV chỉ đưa thành một môn học của sinh viên. Thế nên mới có chuyện trường trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist có chuyên khoa đào tạo HDV, người có bằng cấp đại học khoa Du lịch hay có dính đến du lịch muốn làm HDV phải học thêm trung cấp để được cấp thẻ HDV.

Muốn có thẻ hướng dẫn khách nước ngoài du lịch ở Việt Nam, người hướng dẫn ngoài học đúng chuyên ngành HDV, phải thỏa hai điều kiện nữa là: tốt nghiệp đại học và biết ngoại ngữ. Quy định tréo ngoe này đã khiến các công ty lữ hành mỗi năm phải nhiều lần từ chối các đoàn khách nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Malaysia, Đức, Nga, Thái Lan, Campuchia… vì không tìm được người vừa biết những "ngoại ngữ hiếm" vừa tốt nghiệp đại học để được cấp thẻ hướng dẫn viên theo quy định.

Bà Nguyễn Thị Khánh, phó chủ tịch hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết số lượng du khách thuộc các nước không sử dụng hoặc ít sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp ngày một tăng. Để phục vụ những du khách này cần có những hướng dẫn viên biết ngôn ngữ của các nước trên. Các công ty lữ hành đã cố gắng tìm người giỏi "ngoại ngữ hiếm", đưa đi đào tạo HDV nhưng ở TP.HCM hiện vẫn còn trên 240 HDV này không được cấp thẻ hành nghề vì chưa có bằng đại học như quy định của luật Du lịch. Sở VH-TT-DL TP.HCM cùng với hiệp hội Du lịch đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến bộ VH-TT-DL cũng như tổng cục Du lịch xem xét lại tiêu chuẩn cấp thẻ HDV tiếng nước ngoài, nhưng văn bản rơi vào quên lãng.

Về điều kiện kinh doanh lưu trú đã thấy bất hợp lý khi doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh ghi chức năng hoạt động "lưu trú du lịch" thì mới được đón khách du lịch. Thực tế, khách sạn, nhà nghỉ đón tất cả khách, không phân biệt có phải khách du lịch hay không. Quy định như trên buộc phải có kiểm tra, mà trách nhiệm kiểm tra là của sở nào và làm sao biết khách nào là khách du lịch? Bà Võ Thị Thu Trang, giám đốc trung tâm Xúc tiến du lịch Đồng Nai cho biết, hiện Đồng Nai có những khách sạn lớn nhưng trong đăng ký kinh doanh không có từ "lưu trú du lịch" nên không thể xếp hạng khách sạn. Đáng nói hơn là không ai yêu cầu khách sạn phải ghi thông báo không nhận khách du lịch lưu trú nên khi có rắc rối, khách mới biết mình đã lỡ vào không đúng khách sạn cho du lịch.

Vấn đề các cơ quan phụ trách du lịch ở địa phương và doanh nghiệp quan tâm, là phải định hướng sự phát triển của ngành du lịch trong dài hạn, mới thấy cần phải xây dựng luật Du lịch thế nào và bổ sung vào các luật khác những khoảng trống liên quan đến doanh nghiệp hoạt động du lịch...


Theo www.baomoi.com

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Dinh Binh Thuy - niem tu hao cua mot vung dat

Long Tuyền cổ miếu, nay là đình Bình Thủy, thuộc quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), nơi từng được coi là cái nôi văn hóa của làng cổ Long Tuyền. Nơi đây, những địa danh như Bà Đồ, Rạch Cam, Rạch Chanh, Miễu Ông, Ngã Tư Bé, Ngã Tư Lớn, Bà Chủ Kiểu, Cồn Linh... như một chứng tích của thời kỳ khai hoang lập ấp với đầy vẻ tự hào của một vùng đất.

Từ khóa liên quan

Cụm từ
  • bình thủy
  • đình làng
Danh từ
  • hát bội
  • dân làng
  • văn hóa
  • nghi thức
  • niềm tự hào
  • lễ hội
  • ngày lễ
Động từ
  • kỳ yên
  • đình thần
Địa danh trong nước
  • Cần Thơ
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long
Danh từ riêng
  • Miền Nam
  • Nhà Nguyễn

Tin đọc nhiều

  • Lòng cổ gà - món lạ vùng cao nguyên - aFamily 1343 lượt đọc
  • Vùng quê mọi người chung nhau một chiếc bao quan tài - Báo Giáo dục Việt Nam 719 lượt đọc
  • Hang động chứa nhiều quan tài cổ "treo" trên vách núi - Dân Trí 647 lượt đọc
  • Kỳ cuối: Phố người Việt ở Hoa Kỳ - Nguoiduatin.vn 189 lượt đọc
  • "Tôi tin có một hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng" - SGTT 136 lượt đọc
  • Cố đô Huế mờ ảo trong sương - Petrotimes 128 lượt đọc
  • DAFC tôn vinh vẻ đẹp trong ngày 8/3. - 24h.com.vn 121 lượt đọc
  • Ngoạn mục cảnh đường hầm băng đổ sập tại Argentina - Dân Trí 107 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Lạc vào "miền gái đẹp" - Giadinh.net
  • Kỳ bí câu chuyện "dòng suối máu rồng" ở Nghệ An - VTC
  • Rời Bali đừng quay đầu lại! - Báo TTVH

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Ngăn chặn bán chim, cá phóng sinh tại lễ hội Quán Thế Âm - Infonet
  • Những cây cầu đẹp nhất thế giới - Zing
  • Tổ chức các hoạt động thư viện phục vụ du lịch - Hà Nội Mới
  • 10 thành phố cổ "trong mơ" của du khách - Bee.net.vn
  • "Dị nhân" câm điếc "hiểu" được tiếng chim - Báo TTVH

Các bài khác

  • Triển lãm Sen hồng đất Việt - VOV Online
  • Ăn phở trên cao nguyên trắng - aFamily
  • Làng đúc đồng giữa lòng Cố đô - Petrotimes
  • Ngựa vùng cao - Đại Đoàn Kết
  • Những con thuyền độc mộc - Báo TTVH

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Ma Kết (22/12-19/01)

Nhờ có "bạn ấy" luôn theo sát mỗi hành động của bạn, luôn động viên kịp thời. Ma Kết sẽ thấy thời gian trôi cực nhanh, mọi việc tiến vèo vèo. Chỉ số sức khỏe của bạn hôm nay bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, bạn cần cân đối lại thời gian ngủ nghỉ luôn và ngay nha.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Đình Bình Thủy nhìn từ bên trái
Trong quá trình khẩn hoang miền Nam, sau khi đất đai, rừng rậm trở thành nơi ăn chốn ở, quy tụ được nhiều người sinh cư, lập nghiệp thì triều đình nhà Nguyễn bắt đầu cho thành lập làng xã và cư dân tự đứng ra xây dựng mỗi nơi một ngôi đình. Lúc đầu chỉ cất đơn sơ, sau đó trùng tu, tôn tạo dần với qui mô ngày càng rộng lớn hơn, điển hình như đình làng Bình Thủy, một ngôi đình cổ kính rất lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vào năm Giáp Thìn 1844, dân làng đã bắt đầu dựng lên một ngôi đình bằng cây, tre, lá đơn sơ để thờ. Đến năm 1852, Long Tuyền cổ miếu được vua Tự Đức sắc phong là "Bổn cảnh Thành Hoàng". Trong suốt nửa thế kỷ, dân làng lúc nào cũng thờ cúng trang nghiêm, thường xuyên tu bổ và tôn tạo cho ngôi đình mỗi ngày thêm phong quang rực rỡ. Đến năm 1909, dân làng mới họp bàn thống nhất xây dựng lại ngôi đình bề thế hơn với một lối kiến trúc độc đáo và đầy trí tuệ, nay vẫn còn nguyên vẹn khiến cho nhiều nhà khảo cổ và kiến trúc sư phải khâm phục.
Có thể nói đình Bình Thủy là sự kết tinh nhiều đời của văn hóa làng Việt Nam. Lịch sử đã ghi rất rõ: năm Nhân Tý (1852), đoàn hải thuyền do tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt chỉ huy đến vàm sông thuộc địa phận làng Bình Hưng mới biết đây là vùng đất cây trái quanh năm tươi tốt, dân tình an cư lạc nghiệp, nên ông mới đặt tên cho rạch này là "Thôn Bình Thủy". Đến năm Mậu Thân (1908) các hương chức hội tề trong làng lại luận bàn sôi nổi về "long cục" và quyết định đổi thôn Bình Thủy thành làng Long Tuyền nhưng vẫn giữ nguyên tên sông Bình Thủy... Ngày 5-9-1989, đình Bình Thủy đã vinh dự được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích văn hóa quốc gia và xã Long Tuyền được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"... Tất cả những sự kiện lịch sử đó chính là vinh dự và niềm tự hào đối với đất nước và con người Bình Thủy.

Cồng đình Bình Thủy – Cổ miếu Long Tuyền
Đình làng Bình Thủy trước kia không những là nơi thờ cúng trang nghiêm mà còn là nơi dành cho các chức sắc trong làng hội họp để bàn việc nước, giống như một triều đình rực rỡ đèn hoa, cờ phướn, nơi nào cũng sạch đẹp, tươm tất, mọi người đối xử với nhau lịch sự, cung kính như ngày Tết. Vào những ngày này, ban lễ hội còn tổ chức những cuộc thi nữ công gia chánh và mở ra nhiều cuộc vui chơi giải trí khiến cho khách thập phương kéo về xem lễ hội càng lúc càng đông vui, tấp nập. Nhiều cụ già kể lại rằng, trước đây vào các ngày lễ thượng điền (từ 12 đến 14 tháng tư âm lịch) và hạ điền tháng chạp, không những dân làng địa phương mà còn rất nhiều bà con ở các làng lân cận cũng tấp nập kéo đến bằng ghe, xuồng, tam bản đậu chật cả vàm sông Bình Thủy. Dọc theo các con đường làng đổ về đình thần Bình Thủy, nhiều người nối đuôi nhau qua đuốc lá dừa sáng rực. Tại chợ vàm, trên bờ, dưới ghe, ban đêm người đi xem hát bội đông vui và náo nhiệt đến nỗi phải chen lấn mới tìm được chỗ đứng.
Từ lâu, việc cúng đình Bình Thủy đã trở thành một nghi thức truyền thống bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Nó vừa thể hiện nếp sống tâm linh của một vùng đất, vừa thể hiện tính thống nhất của một quốc gia độc lập, tự chủ. Do đó, vào các ngày lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền và các ngày tế lễ khác, nhân dân đã dành hết công sức của mình để lo cho ngày hội nhằm tôn vinh các bậc tiền hiền, hậu hiền và những anh hùng dân tộc đã khai hoang mở đất và có công giữ gìn bờ cõi đến ngày hôm nay. Các buổi lễ luôn được cử hành một cách trang nghiêm, đúng nghi thức trên tinh thần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa cổ của địa phương.
Nhiều lão nông tri điền kể rằng cách nay khoảng nửa thế kỷ, mỗi lần đến lễ Kỳ Yên, nhiều vị hương lý và các cụ già tóc bạc, khăn đóng áo dài rộn rịp cùng với dân làng sáu ấp tự nguyện đứng ra lo việc cúng bái. Mỗi ấp đều tích cực tham gia, đôn đốc bà con lo làm bánh trái, chuẩn bị phẩm vật để mang đến cúng lễ. Lễ vật thường là xôi, chè, bánh trái, nhang đèn, heo trắng hoặc heo quay... Xưa kia các ấp còn chia nhau tế cả bò, dê, ngỗng với tất cả lòng thành kính để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt.

Chánh điện đình Bình Thủy
Nghi thức quan trọng nhất trong các lễ Thượng điền và Hạ điền ở đình Bình Thủy xưa kia là lễ thỉnh sắc thần và nghe đọc sắc thần với một niềm tự hào về vùng đất "địa linh nhân kiệt". Sắc thần lúc đầu được rước bằng đường thủy, sau này mới dùng kiệu đi bộ có lọng che, cờ xí rợp trời, có năm lại rước bằng long xa – phượng tán với đầy đủ nghi thức như lân và nhạc lễ. Khi kiệu về tới cổng đình thì có lễ nghinh thiên tiếp giá để long trọng đón thần vào điện thờ. Tính cách độc đáo nhất của lễ hội đình thần Bình Thủy hàng năm là hát bội. Hát bội đã lôi cuốn nhiều người say mê từ chiều tối cho tới khuya. Theo tác giả Ngô Hồng Khanh, tuồng tích thời bấy giờ chủ yếu dựa vào truyện Tàu do thầy tuồng xếp đặt màn lớp, không có kịch bản như bây giờ.
Ngày nay tuy cải lương đã chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu, nhưng mỗi lần cúng đình cũng phải rước cho được đoàn hát bội để hát phục vụ cho ngày lễ truyền thống. Ngày nay, phường Bình Thủy đã tổ chức lễ hội Thượng Điền vào ba ngày từ 12 đến 14 âm lịch với một tinh thần phấn khởi, cùng hướng về cội nguồn, cầu mong cho mưa thuận gió hòa và nhà nhà yên vui. Ngoài các lễ truyền thống, Ban Tổ chức còn tổ chức thi làm bánh khéo, thi nấu ăn và nghệ thuật trang trí dân gian, kết hợp với các trò chơi thể thao có thưởng như kéo co, nhảy bao bố, đánh cờ tướng và một chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục hấp dẫn.
Bà con Bình Thủy xưa nay luôn tự hào về vùng đất của mình, trong đó đình làng Bình Thủy được coi như một góc tâm hồn để hàng năm họ đến đó cùng hướng về nguồn cội, tỏ lòng tri ân các bậc tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ. Nơi đây còn là một mái nhà chung của dân làng mà mỗi lần tế lễ Kỳ Yên, niềm tự hào trong mỗi người lại dâng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Văn hóa cúng đình là sự hòa quyện giữa hồn đất và tình người, là sự giao thoa của dòng chảy văn hóa giữa quá khứ và hiện tại, là nơi gìn giữ những tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn. Hơn một thế kỷ trôi qua, tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, nhưng đình Bình Thủy vẫn giữ được nét đẹp truyền thống cổ kính và ngày càng uy nghi bên dòng sông thơ mộng, hiền hòa, giàu đẹp và trữ tình. Đó chính là hồn, là sức mạnh giúp nhân dân Bình Thủy tiến lên xây dựng Bình Thủy thành một đơn vị văn minh, giàu đẹp, no ấm và hạnh phúc.
Hoài Phương

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Nhung quay ruou mini trong nha

Mỗi khi đón khách, bạn luôn muốn được chu đáo và lịch thiệp nhất. Với những quầy rượu nhỏ trong nhà, bạn sẽ tạo được sự bất ngờ cho khách.

Rất nhiều người lựa chọn xây dựng một quầy rượu trong nhà với quy mô không khác gì ở các quán bar lớn để dễ dàng cho việc tiếp khách. Tuy nhiên, với một không gian nhỏ hoặc với những người yêu sự yên tĩnh, gọn gàng, các quầy bar nhỏ xíu lại là một ý tưởng tuyệt vời. Nó vừa phù hợp với việc đón tiếp khách, vừa hợp với những bữa tiệc nhỏ của gia đình.

Quầy bar này có thể là những chiếc giá bằng inox, hoặc cũng có thể là những chiếc bàn gỗ hay là một chiếc tủ bếp... Nếu có ý định tạo một quầy bar như vậy, hãy thử ngắm nhìn một vài ý tưởng sau đây:














































































Alex (theo Shelter)


Theo www.baomoi.com