Luật Du lịch được ban hành đầu năm 2006, chưa đầy bốn năm đã nảy sinh quá nhiều vướng mắc không chỉ đối với doanh nghiệp, mà cả với khối đào tạo và các cơ quan nhà nước.
Thiếu hướng dẫn viên biết ngoại ngữ hiếm được cấp thẻ đang là nỗi khó của doanh nghiệp. Ảnh: Lê Quang NhậtCác doanh nghiệp rất bất bình khi thư phản ảnh liên tục trong ba, bốn năm qua từ các địa phương lên các bộ và tổng cục Du lịch không thấy hồi đáp. Trong luật Du lịch ghi rõ có năm nhóm ngành kinh doanh du lịch là: lữ hành, vận chuyển, lưu trú, phát triển khu điểm du lịch, và kinh doanh du lịch khác. Thực tế hoạt động lữ hành ngày càng phát triển mạnh, nhưng khi doanh nghiệp đi đăng ký kinh doanh lữ hành cho dù nội địa hay quốc tế đều không có mã ngành nên các sở kế hoạch và đầu tư (KH-ĐT) ở mỗi địa phương làm khó theo mỗi kiểu khác nhau. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TT-DL) TP.HCM đã có văn bản gửi bộ KH-ĐT nhiều lần đề nghị làm rõ những quy định nhưng không thấy trả lời.
Bà Phan Thanh Trúc, phó giám đốc sở VH-TT-DL Khánh Hòa phản ánh dịch vụ lặn biển đang thu hút nhiều du khách nhưng không có hướng dẫn nào làm căn cứ quản lý. Doanh nghiệp muốn danh chính ngôn thuận kinh doanh loại hình du lịch này thì không có mã số kinh doanh, điều kiện thế nào cũng không rõ. Tỉnh đã làm ba văn bản gửi các bộ và tổng cục Du lịch kiến nghị giải thích, hướng dẫn các hoạt động vui chơi giải trí trên biển, suốt mấy năm vẫn không có trả lời. Đùng một cái, thanh tra giao thông và công an nói rằng có nghị định của Chính phủ về an toàn vận tải hàng hóa đường thủy nên việc đưa người và các dụng cụ, phương tiện đến điểm lặn biển phải có giấy phép của công an về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Theo luật, muốn được cấp thẻ hướng dẫn viên (HDV) phải học chuyên ngành HDV, trong khi rất ít trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành du lịch mà lồng du lịch vào một ngành học khác. Còn chuyên ngành HDV chỉ đưa thành một môn học của sinh viên. Thế nên mới có chuyện trường trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist có chuyên khoa đào tạo HDV, người có bằng cấp đại học khoa Du lịch hay có dính đến du lịch muốn làm HDV phải học thêm trung cấp để được cấp thẻ HDV.
Muốn có thẻ hướng dẫn khách nước ngoài du lịch ở Việt Nam, người hướng dẫn ngoài học đúng chuyên ngành HDV, phải thỏa hai điều kiện nữa là: tốt nghiệp đại học và biết ngoại ngữ. Quy định tréo ngoe này đã khiến các công ty lữ hành mỗi năm phải nhiều lần từ chối các đoàn khách nước ngoài từ Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Malaysia, Đức, Nga, Thái Lan, Campuchia… vì không tìm được người vừa biết những "ngoại ngữ hiếm" vừa tốt nghiệp đại học để được cấp thẻ hướng dẫn viên theo quy định.
Bà Nguyễn Thị Khánh, phó chủ tịch hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết số lượng du khách thuộc các nước không sử dụng hoặc ít sử dụng tiếng Anh, tiếng Pháp ngày một tăng. Để phục vụ những du khách này cần có những hướng dẫn viên biết ngôn ngữ của các nước trên. Các công ty lữ hành đã cố gắng tìm người giỏi "ngoại ngữ hiếm", đưa đi đào tạo HDV nhưng ở TP.HCM hiện vẫn còn trên 240 HDV này không được cấp thẻ hành nghề vì chưa có bằng đại học như quy định của luật Du lịch. Sở VH-TT-DL TP.HCM cùng với hiệp hội Du lịch đã nhiều lần gửi văn bản kiến nghị đến bộ VH-TT-DL cũng như tổng cục Du lịch xem xét lại tiêu chuẩn cấp thẻ HDV tiếng nước ngoài, nhưng văn bản rơi vào quên lãng.
Về điều kiện kinh doanh lưu trú đã thấy bất hợp lý khi doanh nghiệp có giấy phép đăng ký kinh doanh ghi chức năng hoạt động "lưu trú du lịch" thì mới được đón khách du lịch. Thực tế, khách sạn, nhà nghỉ đón tất cả khách, không phân biệt có phải khách du lịch hay không. Quy định như trên buộc phải có kiểm tra, mà trách nhiệm kiểm tra là của sở nào và làm sao biết khách nào là khách du lịch? Bà Võ Thị Thu Trang, giám đốc trung tâm Xúc tiến du lịch Đồng Nai cho biết, hiện Đồng Nai có những khách sạn lớn nhưng trong đăng ký kinh doanh không có từ "lưu trú du lịch" nên không thể xếp hạng khách sạn. Đáng nói hơn là không ai yêu cầu khách sạn phải ghi thông báo không nhận khách du lịch lưu trú nên khi có rắc rối, khách mới biết mình đã lỡ vào không đúng khách sạn cho du lịch.
Vấn đề các cơ quan phụ trách du lịch ở địa phương và doanh nghiệp quan tâm, là phải định hướng sự phát triển của ngành du lịch trong dài hạn, mới thấy cần phải xây dựng luật Du lịch thế nào và bổ sung vào các luật khác những khoảng trống liên quan đến doanh nghiệp hoạt động du lịch...
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2012
Luat khong ro, kinh doanh du lich vuong tu be
SGTT.VN - Trước yêu cầu bức bách phải giải tỏa những bất hợp lý giữa luật với sự phát triển thực tế của hoạt động du lịch, tổng cục Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung luật Du lịch. Theo www.baomoi.com
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét