Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Dinh Binh Thuy - niem tu hao cua mot vung dat

Long Tuyền cổ miếu, nay là đình Bình Thủy, thuộc quận Bình Thủy (TP. Cần Thơ), nơi từng được coi là cái nôi văn hóa của làng cổ Long Tuyền. Nơi đây, những địa danh như Bà Đồ, Rạch Cam, Rạch Chanh, Miễu Ông, Ngã Tư Bé, Ngã Tư Lớn, Bà Chủ Kiểu, Cồn Linh... như một chứng tích của thời kỳ khai hoang lập ấp với đầy vẻ tự hào của một vùng đất.

Từ khóa liên quan

Cụm từ
  • bình thủy
  • đình làng
Danh từ
  • hát bội
  • dân làng
  • văn hóa
  • nghi thức
  • niềm tự hào
  • lễ hội
  • ngày lễ
Động từ
  • kỳ yên
  • đình thần
Địa danh trong nước
  • Cần Thơ
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long
Danh từ riêng
  • Miền Nam
  • Nhà Nguyễn

Tin đọc nhiều

  • Lòng cổ gà - món lạ vùng cao nguyên - aFamily 1343 lượt đọc
  • Vùng quê mọi người chung nhau một chiếc bao quan tài - Báo Giáo dục Việt Nam 719 lượt đọc
  • Hang động chứa nhiều quan tài cổ "treo" trên vách núi - Dân Trí 647 lượt đọc
  • Kỳ cuối: Phố người Việt ở Hoa Kỳ - Nguoiduatin.vn 189 lượt đọc
  • "Tôi tin có một hang động lớn hơn cả Sơn Đoòng" - SGTT 136 lượt đọc
  • Cố đô Huế mờ ảo trong sương - Petrotimes 128 lượt đọc
  • DAFC tôn vinh vẻ đẹp trong ngày 8/3. - 24h.com.vn 121 lượt đọc
  • Ngoạn mục cảnh đường hầm băng đổ sập tại Argentina - Dân Trí 107 lượt đọc

Có thể bạn quan tâm

  • Lạc vào "miền gái đẹp" - Giadinh.net
  • Kỳ bí câu chuyện "dòng suối máu rồng" ở Nghệ An - VTC
  • Rời Bali đừng quay đầu lại! - Báo TTVH

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Các bài mới

  • Ngăn chặn bán chim, cá phóng sinh tại lễ hội Quán Thế Âm - Infonet
  • Những cây cầu đẹp nhất thế giới - Zing
  • Tổ chức các hoạt động thư viện phục vụ du lịch - Hà Nội Mới
  • 10 thành phố cổ "trong mơ" của du khách - Bee.net.vn
  • "Dị nhân" câm điếc "hiểu" được tiếng chim - Báo TTVH

Các bài khác

  • Triển lãm Sen hồng đất Việt - VOV Online
  • Ăn phở trên cao nguyên trắng - aFamily
  • Làng đúc đồng giữa lòng Cố đô - Petrotimes
  • Ngựa vùng cao - Đại Đoàn Kết
  • Những con thuyền độc mộc - Báo TTVH

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Ma Kết (22/12-19/01)

Nhờ có "bạn ấy" luôn theo sát mỗi hành động của bạn, luôn động viên kịp thời. Ma Kết sẽ thấy thời gian trôi cực nhanh, mọi việc tiến vèo vèo. Chỉ số sức khỏe của bạn hôm nay bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, bạn cần cân đối lại thời gian ngủ nghỉ luôn và ngay nha.

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies

Đình Bình Thủy nhìn từ bên trái
Trong quá trình khẩn hoang miền Nam, sau khi đất đai, rừng rậm trở thành nơi ăn chốn ở, quy tụ được nhiều người sinh cư, lập nghiệp thì triều đình nhà Nguyễn bắt đầu cho thành lập làng xã và cư dân tự đứng ra xây dựng mỗi nơi một ngôi đình. Lúc đầu chỉ cất đơn sơ, sau đó trùng tu, tôn tạo dần với qui mô ngày càng rộng lớn hơn, điển hình như đình làng Bình Thủy, một ngôi đình cổ kính rất lâu đời ở đồng bằng sông Cửu Long.
Vào năm Giáp Thìn 1844, dân làng đã bắt đầu dựng lên một ngôi đình bằng cây, tre, lá đơn sơ để thờ. Đến năm 1852, Long Tuyền cổ miếu được vua Tự Đức sắc phong là "Bổn cảnh Thành Hoàng". Trong suốt nửa thế kỷ, dân làng lúc nào cũng thờ cúng trang nghiêm, thường xuyên tu bổ và tôn tạo cho ngôi đình mỗi ngày thêm phong quang rực rỡ. Đến năm 1909, dân làng mới họp bàn thống nhất xây dựng lại ngôi đình bề thế hơn với một lối kiến trúc độc đáo và đầy trí tuệ, nay vẫn còn nguyên vẹn khiến cho nhiều nhà khảo cổ và kiến trúc sư phải khâm phục.
Có thể nói đình Bình Thủy là sự kết tinh nhiều đời của văn hóa làng Việt Nam. Lịch sử đã ghi rất rõ: năm Nhân Tý (1852), đoàn hải thuyền do tuần phủ Huỳnh Mẫn Đạt chỉ huy đến vàm sông thuộc địa phận làng Bình Hưng mới biết đây là vùng đất cây trái quanh năm tươi tốt, dân tình an cư lạc nghiệp, nên ông mới đặt tên cho rạch này là "Thôn Bình Thủy". Đến năm Mậu Thân (1908) các hương chức hội tề trong làng lại luận bàn sôi nổi về "long cục" và quyết định đổi thôn Bình Thủy thành làng Long Tuyền nhưng vẫn giữ nguyên tên sông Bình Thủy... Ngày 5-9-1989, đình Bình Thủy đã vinh dự được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích văn hóa quốc gia và xã Long Tuyền được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"... Tất cả những sự kiện lịch sử đó chính là vinh dự và niềm tự hào đối với đất nước và con người Bình Thủy.

Cồng đình Bình Thủy – Cổ miếu Long Tuyền
Đình làng Bình Thủy trước kia không những là nơi thờ cúng trang nghiêm mà còn là nơi dành cho các chức sắc trong làng hội họp để bàn việc nước, giống như một triều đình rực rỡ đèn hoa, cờ phướn, nơi nào cũng sạch đẹp, tươm tất, mọi người đối xử với nhau lịch sự, cung kính như ngày Tết. Vào những ngày này, ban lễ hội còn tổ chức những cuộc thi nữ công gia chánh và mở ra nhiều cuộc vui chơi giải trí khiến cho khách thập phương kéo về xem lễ hội càng lúc càng đông vui, tấp nập. Nhiều cụ già kể lại rằng, trước đây vào các ngày lễ thượng điền (từ 12 đến 14 tháng tư âm lịch) và hạ điền tháng chạp, không những dân làng địa phương mà còn rất nhiều bà con ở các làng lân cận cũng tấp nập kéo đến bằng ghe, xuồng, tam bản đậu chật cả vàm sông Bình Thủy. Dọc theo các con đường làng đổ về đình thần Bình Thủy, nhiều người nối đuôi nhau qua đuốc lá dừa sáng rực. Tại chợ vàm, trên bờ, dưới ghe, ban đêm người đi xem hát bội đông vui và náo nhiệt đến nỗi phải chen lấn mới tìm được chỗ đứng.
Từ lâu, việc cúng đình Bình Thủy đã trở thành một nghi thức truyền thống bắt nguồn từ nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Nó vừa thể hiện nếp sống tâm linh của một vùng đất, vừa thể hiện tính thống nhất của một quốc gia độc lập, tự chủ. Do đó, vào các ngày lễ hội Kỳ Yên Thượng Điền và các ngày tế lễ khác, nhân dân đã dành hết công sức của mình để lo cho ngày hội nhằm tôn vinh các bậc tiền hiền, hậu hiền và những anh hùng dân tộc đã khai hoang mở đất và có công giữ gìn bờ cõi đến ngày hôm nay. Các buổi lễ luôn được cử hành một cách trang nghiêm, đúng nghi thức trên tinh thần bảo tồn và phát huy vốn văn hóa cổ của địa phương.
Nhiều lão nông tri điền kể rằng cách nay khoảng nửa thế kỷ, mỗi lần đến lễ Kỳ Yên, nhiều vị hương lý và các cụ già tóc bạc, khăn đóng áo dài rộn rịp cùng với dân làng sáu ấp tự nguyện đứng ra lo việc cúng bái. Mỗi ấp đều tích cực tham gia, đôn đốc bà con lo làm bánh trái, chuẩn bị phẩm vật để mang đến cúng lễ. Lễ vật thường là xôi, chè, bánh trái, nhang đèn, heo trắng hoặc heo quay... Xưa kia các ấp còn chia nhau tế cả bò, dê, ngỗng với tất cả lòng thành kính để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và mùa màng tươi tốt.

Chánh điện đình Bình Thủy
Nghi thức quan trọng nhất trong các lễ Thượng điền và Hạ điền ở đình Bình Thủy xưa kia là lễ thỉnh sắc thần và nghe đọc sắc thần với một niềm tự hào về vùng đất "địa linh nhân kiệt". Sắc thần lúc đầu được rước bằng đường thủy, sau này mới dùng kiệu đi bộ có lọng che, cờ xí rợp trời, có năm lại rước bằng long xa – phượng tán với đầy đủ nghi thức như lân và nhạc lễ. Khi kiệu về tới cổng đình thì có lễ nghinh thiên tiếp giá để long trọng đón thần vào điện thờ. Tính cách độc đáo nhất của lễ hội đình thần Bình Thủy hàng năm là hát bội. Hát bội đã lôi cuốn nhiều người say mê từ chiều tối cho tới khuya. Theo tác giả Ngô Hồng Khanh, tuồng tích thời bấy giờ chủ yếu dựa vào truyện Tàu do thầy tuồng xếp đặt màn lớp, không có kịch bản như bây giờ.
Ngày nay tuy cải lương đã chiếm địa vị độc tôn trên sân khấu, nhưng mỗi lần cúng đình cũng phải rước cho được đoàn hát bội để hát phục vụ cho ngày lễ truyền thống. Ngày nay, phường Bình Thủy đã tổ chức lễ hội Thượng Điền vào ba ngày từ 12 đến 14 âm lịch với một tinh thần phấn khởi, cùng hướng về cội nguồn, cầu mong cho mưa thuận gió hòa và nhà nhà yên vui. Ngoài các lễ truyền thống, Ban Tổ chức còn tổ chức thi làm bánh khéo, thi nấu ăn và nghệ thuật trang trí dân gian, kết hợp với các trò chơi thể thao có thưởng như kéo co, nhảy bao bố, đánh cờ tướng và một chương trình văn nghệ với nhiều tiết mục hấp dẫn.
Bà con Bình Thủy xưa nay luôn tự hào về vùng đất của mình, trong đó đình làng Bình Thủy được coi như một góc tâm hồn để hàng năm họ đến đó cùng hướng về nguồn cội, tỏ lòng tri ân các bậc tiên hiền và các anh hùng liệt sĩ. Nơi đây còn là một mái nhà chung của dân làng mà mỗi lần tế lễ Kỳ Yên, niềm tự hào trong mỗi người lại dâng lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Văn hóa cúng đình là sự hòa quyện giữa hồn đất và tình người, là sự giao thoa của dòng chảy văn hóa giữa quá khứ và hiện tại, là nơi gìn giữ những tinh hoa văn hóa, văn minh sông nước miệt vườn. Hơn một thế kỷ trôi qua, tuy tiếp xúc với nhiều nền văn hóa phương Tây, nhưng đình Bình Thủy vẫn giữ được nét đẹp truyền thống cổ kính và ngày càng uy nghi bên dòng sông thơ mộng, hiền hòa, giàu đẹp và trữ tình. Đó chính là hồn, là sức mạnh giúp nhân dân Bình Thủy tiến lên xây dựng Bình Thủy thành một đơn vị văn minh, giàu đẹp, no ấm và hạnh phúc.
Hoài Phương

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét